Gợi ý
-
Hành
là sự hoạt động của THÂN, TÂM và TƯỞNG. Hành theo tham ái thì đó là sự hoạt động không sáng suốt, đem đến sự đau khổ vô cùng vô tận. Hành theo đạo đức của Phật giáo là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.Không làm...
-
Hành Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh
vừa tu vừa độ người.
-
Hành động có đạo đức
là những hành động không xảy ra sự đau khổ cho mình, cho người và cho tất cả muôn loài chúng sanh.
-
Hành động đạo đức nhân quả
có nghĩa là mình muốn được an vui hạnh phúc thì không nên làm những điều ác, những điều làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sanh, nếu làm những điều ác khổ mình, khổ người, dù có cầu Thánh, Thần, chư Phật, chư Bồ Tát gia...
-
Hành động Nghiệp lực
theo nhân quả do duyên vô minh biến ra hành động tạo ra thức, từ thức mới có danh sắc (thân tứ đại và tưởng), có tứ đại mới có hành động nghiệp lực. Nghiệp lực cũng giống như đứa con của chúng ta sanh ra, tạo ra, rồi đứa...
-
Hành động thiện
là những hành động do thân, khẩu và ý của mình không làm khổ mình, khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.
-
Hành khổ
là chỉ cho mọi hành động của chúng ta thương, ghét, giận, hờn, lo lắng, ưa thích, ham muốn, v.v... Mỗi hành động của chúng ta đều mang theo bản chất thiện và ác; ác thì làm khổ mình, khổ người; thiện thì không làm khổ mình, khổ người, nhưng...
-
Hành là duyên của Nghiệp
Hành là sự hoạt động của Thân, Tâm và Tưởng, nếu thân tâm và tưởng không hành theo con đường giải thoát của Phật giáo mà hành theo tham ái thì đó là sự hoạt động không sáng suốt, thường đem đến sự đau khổ vô cùng vô tận.
-
Hành pháp
là làm hoặc sống đúng theo lý của giáo pháp đã dạy, để tập luyện trau dồi thân tâm. Hành pháp thì có lợi ích thiết thực, đi đến diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, đầy đủ đạo đức nhân quả không làm khổ mình khổ người,...
-
Hành tinh sống
là nơi đó có môi trường sống, phù hợp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, sống và lớn lên. Hành tinh sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp lại để tạo thành sự sống mới. Tạo thành sự sống mới có nghĩa là do các duyên hợp...
-
Hành trì học giới
nghĩa là một hành giả tu theo Phật Giáo thì phải thông hiểu giới luật. Muốn thông hiểu giới luật thì phải học giới luật. Trong mỗi giới luật đều chia làm bốn phần: 1- Giới cấm 2- Giới hạnh 3- Giới đức 4- Giới hành.Giới cấm là một điều...
-
Hành tướng
có hành tướng nội (hơi thở) và hành tướng ngoại. Hành tướng ngoại ngoại tự nhiên của mình đi chậm, thì khi tu tập phải theo hành tướng đi chậm mà tu, không được đi nhanh, cũng không đi quáchậm. Khi hành tướng tự nhiên của mình đi nhanh thì...
-
Hành tướng của các pháp
là sự hoạt động của các pháp.
-
Hành tướng của tâm
là sự đối phó với các pháp trong hiện tại, câu hữu với tưởng về quá khứ và vị lai. Hành tướng của tâm có hai sự hoạt động trong tâm chúng ta: 1- Là sự tự sanh khởi của tưởng thức, không do ý thức tác ý.2- Là sự...
-
Hành tướng ngoại tự nhiên
là cách thức tự nhiên của mình trong khi đi đứng nằm ngồi... Nếu hành tướng tự nhiên của mình đi nhanh thì khi tu tập không được đi chậm, hoặc quá chậm hoặc quá nhanh, phải đi với tướng tự nhiên của mình.Nếu hành tướng ngoại tự nhiên đi...
-
Hành tướng nội tự nhiên
của mình là hơi thở chậm hay nhanh. Nếu hơi thở chậm thì khi tu tập nên theo hơi thở chậm. Nếu hơi thở tự nhiên của mình nhanh thì nên tu tập theo hơi thở nhanh, không nên hơi thở chậm mà khi tu tập thì lại thở nhanh,...
-
Hành (thủ) uẩn
Hành uẩn là những hành động của sắc uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn. Là những sự hoạt động của sáu căn và tưởng thức (tưởng thức là phần vô hình của thân ngũ uẩn). Nếu thân ngũ uẩn không có hành uẩn là không thành thân ngũ uẩn mà thành...
-
Hạnh ăn uống
không ăn uống phi thời, chỉ có một bữa ngọ trai, là một phương tiện để tu tập ly dục về ăn uống.
-
Hạnh bất động tâm
là tâm định tĩnh, nhu nhuyến, dễ sử dụng.
-
Hạnh đi xin ăn
là đức hạnh cao quý và giải thoát nhất của vị tu sĩ đạo Phật, là Chánh Nghiệp của bậc thánh tăng, nó có nhiều ý nghĩa trong đường tu tập giải thoát của đạo Phật. Nhờ đức hạnh đi xin này mà kết quả xả tâm ly dục, ly...